Ở khía cạnh 1 người lăn lộn trong cái kiếp IT được gần chục năm, đứng ở cả 2 thế đi phỏng vấn và làm phỏng vấn thì có vài vấn đề.
Chú ý: Cmt này tập trung vào đặc thù dành cho dân công nghệ nói chung và sinh viên công nghệ nói riêng, với các ngành nghề khác có thể không thật sự chuẩn.
Đầu tiên, với dân công nghệ, kể cả lần đầu hay lần sau đi xin việc, cái quan trọng nhất là kỹ năng thực hành và tự học. Công nghệ update hàng ngày nên kỹ năng tự học và tự vọc vạch cực kỳ quan trọng. Rất ít trường nào dạy GO lang hay Ruby on Rails.
Thứ 2, muốn được đánh giá cao trong kì xin việc thì cần phải có sản phẩm. Đừng nói là sinh viên thì làm gì có kinh nghiệm hay sản phẩm, VD nhé.
1. Là lập trình viên -> chuyên Web, cần phải có 1 cái web là con tinh thần, bất cứ chủ đề gì, web sex cũng đc Biểu tượng cảm xúc pacman Để tạo 1 trang web ko khó, wordpress, joomla hay CI, Laravel hay 1 cái mã nguồn từa lưa nào đó trên mạng -> chạy trong 1 thời gian dài, 1 năm chẳng hạn. Và phải kiếm được visit khá 1 chút. Nó sẽ cung cấp rất nhiều kinh nghiệm: Khả năng fix bugs, khả năng phát triển sản phẩm, khả năng tối ưu hóa sản phẩm... -> Ko cần phải làm ở cty nào hêt. Chỉ cần có 1 trang web như vậy, xin cty nào với mức 1-2 năm kinh nghiệm cũng đc chấp nhận hết. Ngày xưa em có thằng bạn là admin hayghe . com (tiền thân phim . clip . vn bây h). Nó là 1 thằng lang thang suốt ngày ngồi net. Down được cái code xtremedia trên mạng, up phim lên clip.vn và nhúng link về. Được đích thân CEO Vega Corp mời về quản lý mảng phim của clip.vn (h tách ra mở cty riêng, chuyên chiến mảng phim thị trường us, tháng kiếm tỉ bạc).
2. Là lập trình viên -> chuyên Mobile, cần phải tạo được vài cái apps, có thể đạo ý tưởng, app đơn giản: VD: tôm cua cá, xóc đĩa, hay thậm chí là cái app với mục đích báo giờ thẩm du hàng ngày thôi cũng đc. Hay down vài cái script game html5 trên mạng, chỉnh sửa hoặc ko và build ra App (tool build có thể search trên mạng đầy, stackoverflow chẳng hạn.) -> quăng lên appstore hay CH Play. Game đó có thể chẳng ai chơi, chẳng ai biết hoặc may mắn như Đông nhất trym với Flappy Bird -> đéo cần xin việc ở đâu nữa.
3. Là lập trình viên -> chuyên Sof case tương tự trên, nghĩa là phải có 1 sản phẩm nào đó, từng chạy thực chứ ko phải đem chấm điểm rồi bỏ.
=====> Những cái này nó sẽ đánh giá được năng lực của sinh viên. Tự làm nên chẳng cần cao siêu hay chuẩn xác gì hết. Máu chiến và chiến khô máu là tính cần có của 1 coder và nhà tuyển dụng họ đánh giá cao vấn đề này. Bản thân em đéo có cái bằng nào cả, xin việc ghi trong CV quản lý trang web phimhp.com, họ hỏi vài case về cache, về visit và cách thức vận hành -> Pass luôn.
4. Là designer chẳng hạn, để em kể cho 1 ví dụ. Em có thằng bạn tên Phạm Hữu Dư, nó chẳng phải dân designer chuyên nghiệp nào hết, nó lập nên diễn đàn vietdesinger nổi cmn tiếng. Hay vài thằng bạn desinger chuyên đi sửa ảnh trên reddit, thi thoảng làm mấy cái poster bựa bựa up lên facebook. Nổi cmn tiếng -> xin việc pass luôn.
======> Quan trọng nhất trong buổi phỏng vấn là chứng minh được bản lĩnh và khả năng của mình.
Về phần kỹ năng mềm, tin em đi, nếu đã là dân kỹ thuật, nếu thể hiện kỹ năng mềm quá xuất sắc. Sinh viên mới ra trường mà đứng trước nhà tuyển dụng ko run -> họ sẽ đánh giá khác đấy. Với dân kỹ thuật, đam mê là số 1. Kỹ năng mềm kia chỉ là do mấy lão mở lớp dạy kỹ năng lobby lên tầm quan trọng thôi.
Phải nhớ: Chứng minh được kỹ năng (phần trên đã trình bày) và phải biết giả ngu trong 1 số trường hợp. Đồng thời nên chăm sóc profile linkedin và facebook mình tốt tí. Thi thoảng nhớ post mấy bài kỹ thuật trên facebook để tỏ vẻ nguy hiểm Biểu tượng cảm xúc pacman Nên viết blog và tham gia các cộng động như kipalog hay stackoverflow để nâng trình.
Chú ý: nếu là coder thì phải có tài khoản github. Là designer thì phải biết Flickr Creative Commons và Lynda.
Túm lại thì: Kỹ thuật cần tốt, nếu ko thật tốt thì phải có gì đó khác biệt. Thay vì học PHP, Java hay Python. Học GO lang hoặc Ruby on Rails h nhu cầu khá lớn. Desinger thì nên giỏi về CSS, HTMl và cả JS nữa. Còn kỹ năng mềm hay ứng xử phải tùy thuộc vào tính cách từng người. Không thể gượng ép nhau học cách cư xử giống nhau được. Chúng ta là những Geek công nghệ, không phải con cừu Dolly.
Và tin em đi, nếu buổi phỏng vấn đó có sự tham gia của leader kỹ thuật (đa phần các cty outsource toàn leader kỹ thuật phỏng vấn, ít khi có sự tham gia của bên nhân sự), thì việc quá khéo léo sẽ làm anh lạc lõng đấy. Hãy quan sát tụi kỹ thuật cty đó làm việc và ăn mặc như thế nào. VD: toàn thằng áo phông quần thun thì mặc 1 bộ sơ vin với giầy tây sẽ bị đánh giá là thằng ngoại đạo.
Chúng ta là dân kỹ thuật, đéo phải dân văn phòng hành chính, đừng quá quan tâm vẻ ngoài hoặc kỹ năng mềm.
Đăng nhận xét