Bằng hữu


Có một người bạn hỏi tôi “Nếu bây giờ thấy tao đang đánh nhau với một thằng khác thì mày làm gì?”. Tôi trả lời “Tao sẽ lao vào đánh thằng kia, rồi hai thằng cùng chạy”.

Tôi không có ý định bàn về đạo đức hay cách đánh nhau ở đây, đó là một ví dụ giả định mà tôi gọi là tình anh em. Trong hoàn cảnh thấy bạn mình bị đánh, chưa cần biết đúng sai, lẽ thường tôi đứng về phía bạn mình, cần cứu bạn mình trước đã. Trong một cuộc đo ván giữa hai người đàn ông cách tốt nhất để kết thúc là cho một người mệt lử, đó cũng là cách tốt nhất để cứu cả hai kẻ đang hăng máu.

Đàn ông có thể độc thân nhưng không thể thiếu những bằng hữu. Đó là những người anh em có thể uống say mèm với bạn vì bạn thất tình tối hôm trước, sáng mai vui vẻ chia đôi gói mì. Đó là người anh em trước mặt chẳng bao giờ nói được một câu tử tế nhưng chiều về dúi vào tay tờ trăm ngàn tiền ăn. Đó là những gã sẵn sàng khoác vai nhau chia từng điếu thuốc!

Có qua cơn hoạn nạn mới hiểu được lòng nhau” – Câu nói này rất đúng nếu muốn biết những gã xung quanh mình ai là bạn ai là bè! Một gã đàn ông lớn lên thường trải qua hai cảm giác uất hận: Một là người yêu đi lấy chồng, hai là thằng bạn tưởng rất thân phản bội. Cảm giác sau đau hơn cảm giác trước, nhưng đổi lại cho gã sự trưởng thành.

Đám đàn ông thường quan niệm rằng: đã là anh em phải biết “chơi đẹp”. Đó không phải là sự sòng phẳng kiểu tính toán một vài ngàn, vài triệu. Chỉ đơn giản khi “lên voi” không quên những ngày tháng mượn từng đồng chở gấu đi chơi.

Có kẻ “giàu đổi bạn”, điều này rất nhiều và đó là tột cùng của những điều đàn ông uất hận. Suy nghĩ “phải chơi cùng đẳng cấp” chỉ ở những thằng con trai mới lớn. Còn gã đàn ông trưởng thành, khi ngồi vào bàn nhậu rượu tây cũng như cocacola, anh em bình đẳng khoác vai nhau.

Đàn ông là vậy, họ khác với phụ nữ ngồi phân tích đúng sai, đàn ông không cần nghĩ nhiều, họ làm theo những gì mình nghĩ là đúng. Đối với đàn ông mà nói, tình bằng hữu còn quan trọng hơn tình yêu. Đàn bà có có thể bỏ họ mà đi, nhưng đàn ông thì không, tình bạn của họ hết mình và chung thủy hơn bất kì điều gì.

Tình bằng hữu chẳng cần một ràng buộc trách nhiệm dân sự, chẳng cần nghi thức, không hứa hẹn nhưng luôn cạnh nhau những lúc khốn đốn nhất (tôi dùng từ khốn đốn thay khốn khó).

Nên, có được người bạn tốt không phải là một điều may mắn, nếu chúng ta không có “cách chơi tử tế” thì khó lòng giữ được những người tốt ở bên cạnh chúng ta lâu dài.

----

Bản thân mình là người thích kết giao bạn bè huynh đệ. Trong đời mình cũng có tương đối nhiều anh em. Tuy nhiên thân thiết thực sự không nhiều.

Có 1 số người ban đầu tưởng chừng là huynh đệ sống chết, tuy nhiên sau nhiều lần cảm nhận được không thể chơi cùng nhau nữa nên chỉ duy trì ở mức bạn bè. 

Đã từng thân thiết không có nghĩa sẽ là mãi mãi. Một khi 1 trong 2 bên cảm thấy bị tổn thương thì tốt nhất là không nên tiếp tục chơi với nhau nữa. Mình nghĩ vậy. Nhưng một khi đã thân thiết, mình sẽ rất trân trọng.

Thay lời muốn nói đến 1 số bằng hữu đã mất. Nếu bạn tôn trọng tôi, tôi sẽ trân trọng bạn. Nếu bạn làm tôi tổn thương nhiều hơn 3 lần, dù thân thiết đến mấy thì tôi cũng ĐÉO cần :) full-width

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn