Fractional CTO là gì và vì sao startup Việt cần vai trò này?

CTO thuê ngoài là sao anh? Có giống CTO bán thời gian? Hay làm freelancer?
– Một bạn founder trẻ hỏi tôi sau buổi coffee.

Fractional CTO là gì?

Fractional CTO (dịch sát nghĩa là CTO phân mảnh, hay dễ hiểu hơn là CTO bán thời gian/linh hoạt) là một người có đầy đủ năng lực của một CTO thực thụ, nhưng không làm full-time cho một công ty duy nhất.

Bạn có thể hình dung:
  • Là người tư vấn chiến lược công nghệ cho startup
  • Có thể audit hệ thống, gỡ rối technical debt
  • Xây lại CI/CD, đảm bảo dev team phát triển được, không gãy
  • Tham gia phân tích kiến trúc, tổ chức, cố vấn nhân sự kỹ thuật
  • Và đôi khi… là người “đứng nói chuyện kỹ thuật với nhà đầu tư” thay cho founder

Không code mỗi ngày, nhưng có thể nhảy vào review - hoặc cầm trực tiếp nếu cần.

Không quản lý từng task nhỏ, nhưng biết build team, dựng nền tảng, chuẩn hoá quy trình để đội ngũ chạy bền.

Vì sao startup Việt cần Fractional CTO?

Vì không phải công ty nào cũng sẵn sàng (hoặc đủ tiền) để thuê CTO full-time
  • Giai đoạn MVP, product-market fit: founder ưu tiên tốc độ, tiết kiệm chi phí
  • CTO full-time thường đòi hỏi equity + lương cao → rào cản lớn
  • Trong khi đó, Fractional CTO giúp lấp khoảng trống:
    • Vào nhanh – hiệu quả – linh hoạt
    • Trả theo giờ, theo tuần, hoặc theo sprint
    • Không ràng buộc dài hạn, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng
Vì phần lớn startup Việt đang “build mà không có người thiết kế hệ thống
  • Code được ≠ xây được hệ thống có thể mở rộng
  • Dev lead giỏi chưa chắc biết build CI/CD chuẩn, làm observability, tổ chức dev team tốt
  • Các lỗi phổ biến mà tôi thường gặp khi audit:
    • Không có logging, test, rollback
    • CI/CD chạy tay, staging gắn nhầm production
    • Gọi là “microservice” nhưng không ai biết service nào connect service nào
    • Mỗi lần deploy là… thở bằng niềm tin
Vì sai một bước tech, startup có thể mất luôn user hoặc… nhà đầu tư
  • Nhà đầu tư ngày nay không chỉ nhìn ý tưởng hay, mà còn hỏi:
    • Ai đảm bảo hệ thống không sập khi scale?
    • Có bảo mật, có log, có plan tăng trưởng không?
    • Team tech của bạn ai định hướng?
Có Fractional CTO sẽ là điểm cộng cực lớn khi fundraising.

Khi nào thì startup nên cần Fractional CTO?

Đang build MVP
  • Cần một người review kiến trúc, phân tích rủi ro kỹ thuật, để không rơi vào tình trạng “xây xong rồi mới biết sai nền”.
  • Fractional CTO lúc này giống như kiến trúc sư tòa nhà, giúp bạn không vẽ nhà cao tầng trên nền đất yếu.
Có dev team nhưng “ai làm nấy biết”
  • Khi đã có dev, có code, nhưng không có người vạch đường: không có CI/CD, không có người đặt tiêu chuẩn review, không ai kiểm soát chất lượng đầu ra.
  • Fractional CTO sẽ giúp “bẻ tay lái” và đưa team vào quy trình.
Hệ thống vận hành được, nhưng “có mùi tech debt”
  • Nếu mỗi lần deploy là một canh bạc, hoặc sửa một bug kéo theo 3 bug khác, thì có thể bạn đang chạy bằng niềm tin.
  • Fractional CTO sẽ giúp bạn audit toàn hệ thống, refactor từng phần, và xây lại nền tảng vững chắc hơn.
Sắp gọi vốn hoặc pitching với investor
  • Nhà đầu tư ngày nay quan tâm rất nhiều đến tech: họ hỏi về bảo mật, scale, log, uptime. 
  • Có một Fractional CTO tham gia cùng team, review deck, audit codebase, thậm chí trực tiếp trình bày giải pháp kỹ thuật sẽ tạo ra lợi thế lớn.
Team kỹ thuật trẻ, cần mentor, nhưng chưa đủ lớn để có CTO full-time
  • Thay vì chờ đến lúc quá tải mới tuyển CTO, việc mời một Fractional CTO vào cố vấn, mentoring định kỳ, xây guideline code review, quy trình release… giúp nâng trình toàn đội mà không đốt quá nhiều chi phí.

Fractional CTO không phải…

  • Freelancer chỉ code task → Mà là người thiết kế hệ thống kỹ thuật toàn diện
  • “Ông anh biết tech” → Mà là người biết chuyển đổi tech thành hành động & chiến lược
  • Người thay thế toàn bộ CTO → Mà là bệ phóng kỹ thuật tạm thời nhưng có chiến lược lâu dài

Tổng quan

Làm Fractional CTO giống như bác sĩ chuyên khoa công nghệ: Không làm việc 24/7, nhưng xuất hiện đúng lúc để chẩn đoán, kê đơn và giúp team vượt bão.

Ở Việt Nam, vai trò này còn mới. Nhưng thực tế, đã có rất nhiều startup – scaleup – SMEs cần đến nó.
Chỉ có điều - chưa biết gọi tên nó là gì. full-width

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn