Câu chuyện ngày giỗ


Thực ra, mình thấy rằng việc quy tụ mọi người ngày giỗ, ngày Tết là rất nên và giúp mọi người đoàn kết sức mạnh cùng nhau. 

Các cụ có câu là 1 cây làm chẳng lên non, 3 cây chụm lại thành hòn núi cao. Gia tộc có mạnh thì gia đình sẽ hưng, quốc gia sẽ khởi.

Nhìn lại các văn hóa phương đông hay những đế chế giàu có nhất thế giới (như gia tộc Rothschild của Do Thái hay Yasuda của Nhật) đều chẳng phải là sức mạnh gia tộc hay sao.

Đáng tiếc, càng ngày càng nhiều người không hiểu được điều này.

Trước đây mình nghe được rằng, bố mẹ là người đoàn kết con cái, con cái có bất hòa hay đoàn kết với nhau phần nhiều do bố mẹ cả. Khi bố mẹ còn sống, là anh em 1 nhà, khi bố mẹ mất đi, mỗi người đều (hoặc đã) có ra đình riêng của mình, nếu không có cái ngày giỗ ngày Tết thăm nhau tụ tập về 1 chỗ, nhắc nhở nhau rằng chúng ta cùng chung nguồn cội đó, đoàn kết và giúp nhau tốt lên thì dần dà, chỉ 1-2 thế hệ thông, con anh con em chả biết mặt nhau là chuyện thường tình, sức mạnh gia tộc vì thế mà cũng sẽ bị lụn bại.

Và vai trò đoàn kết được mọi người trong gia tộc, ngoài mỗi người đều nên có ý thì thực sự người nắm vai trò trưởng ở đây rất quan trọng, lead mà, chưa bao giờ là dễ. Để cho mọi người trong gia tộc không đoàn kết với nhau, là thất bại rồi.

Bây giờ, có xu hướng khi bố mẹ mất, con cái thừa kế xong sẽ bán luôn mảnh đất hương hỏa, thậm chí là hương hỏa nhiều đời. Rồi bàn thờ đem về nhà người con nào đó, mà cừa đóng then cài, người con còn lại muốn thắp nén hương cũng khó.

Đúng sai tùy lòng người, với mình, tiếc nuối là cảm giác còn đọng lại.

Nhà mình chỉ có 2 anh em, càng ngày càng ít ngưởi, nhưng mình nghĩ, dù thế nào vẫn nên duy trì tình thân ruột thịt, để dạy cho con cái biết về cái tình thân, về sự đoàn kết, và sức mạnh gia tộc.

Cứ nhìn mà xem, có phải những gia tộc thịnh vượng, con cháu thành đạt, giỏi giang đều là những gia tộc rất đoàn kết hay không? Và ngày giỗ, Tết, có phải con cháu họ đều tụ tập về từ đường?

Nhưng, nên là buổi sum vầy tụ tập, đoàn kết yêu thương chứ không phải mâm cao cỗ đầy, bên trọng bên khinh mà phân biệt đối xử bên trọng bên khinh với nhau.

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn