Cloud computing là gì??? Công dụng của nó ra sao??

Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe nói đến cụm từ "Điện toán đám mây" ( Cloud Computing ) rồi nhỉ. Vậy thì chính xác điện toán đám mây là gì, và công dụng của nó ra sao?



Theo định nghĩa từ bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì:
Điện toán đám mây (tiếng Anh: cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng các công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ "đám mây" ở đây là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet (dựa vào cách được bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính) và như một liên tưởng về độ phức tạp của các cơ sở hạ tầng chứa trong nó. Ở mô hình điện toán này, mọi khả năng liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới dạng các "dịch vụ", cho phép người sử dụng truy cập các dịch vụ công nghệ từ một nhà cung cấp nào đó "trong đám mây" mà không cần phải có các kiến thức, kinh nghiệm về công nghệ đó, cũng như không cần quan tâm đến các cơ sở hạ tầng phục vụ công nghệ đó. Theo tổ chức Xã hội máy tính IEEE "Nó là hình mẫu trong đó thông tin được lưu trữ thường trực tại các máy chủ trên Internet và chỉ được được lưu trữ tạm thời ở các máy khách, bao gồm máy tính cá nhân, trung tâm giải trí, máy tính trong doanh nghiệp, các phương tiện máy tính cầm tay, ...". Điện toán đám mây là khái niệm tổng thể bao gồm cả các khái niệm như phần mềm dịch vụ, Web 2.0 và các vấn đề khác xuất hiện gần đây, các xu hướng công nghệ nổi bật, trong đó đề tài chủ yếu của nó là vấn đề dựa vào Internet để đáp ứng những nhu cầu điện toán của người dùng. Ví dụ, dịch vụ Google AppEngine cung cấp những ứng dụng kinh doanh trực tuyến thông thường, có thể truy nhập từ một trình duyệt web, còn các phần mềmvà dữ liệu đều được lưu trữ trên các máy chủ.

Nói chung, chỉ để đọc những thuât ngữ như trên thì không phải ai cũng hiểu được. Mình xin giải thích nôm na với 1 vài khái niệm:

  1. Đám mây ( Cloud ) ở đây tức là các server, máy chủ có kết nối internet, được sử dụng vào mục đích lưu trữ dữ liệu.
  2. Computing: Tạm hiểu là máy tính, computer, điện toán.... nói chung là mọi thao tác, sử dụng, mục đích của nó đều phụ thuộc vào Đám mây bên trên.
Trong phạm vi bài viết này, mình không đề cập đến những vấn đề sâu xa, mình chỉ đề cập đến khái niệm và công dụng của đám mây đã nói bên trên: Lưu trữ, Sao lưu dữ liệu...

Lưu trữ và sao lưu dữ liệu

Có thể kể ra đây khá nhiều dịch vụ lưu trữ dữ liệu như: Dropbox, Google Drive, OneDrive ( của microsoft ), Copy.com, Box hoặc 1 service khá nổi tiếng của Việt Nam là Kleii

Các dịch vụ này cung cấp cho người dùng 1 khoảng trống tầm vài GB (như dropbox hiện tại mình đang dùng là 2gb. Với dung lượng 2gb này đủ cho 1 người dùng bình thường lưu trữ các tài liệu như doc, exel, 1 vài album ảnh. Người dùng sẽ tải về 1 phần mềm, sau khi cài đặt, các phần mềm này sẽ tự đồng bộ hóa với máy tính của bạn. Nghĩa là khi bạn copy 1 file vào phân vùng ( vd: dropbox ) trên máy tính, hệ thống sẽ tự động tải file đó lên server của dropbox ( đã được mã hóa dữ liệu tự động ). khi bạn chỉnh sửa, trên server cũng sẽ tự chỉnh sửa.

Nói đến đây, 1 vài bạn sẽ nói: ui dào ơi, máy t có cái quái gì đâu mà phải sao lưu.

Đây là 1 quan điểm hết sức sai lầm. Bất cứ ai dùng máy tính đều có sử dụng dữ liệu cá nhân: Bảng điểm, Bài tập, mật khẩu login.... nhiều, hoặc đơn giản là những bức ảnh chụp khi đi du lịch, những video quay lại những khoảnh khắc kỷ niệm chẳng hạn. Giả sử, máy bạn mất hoặc bị hỏng thì sao???

Hôm nay, ổ cứng mình bị hỏng, đi rất nhiều dữ liệu như phim, nhạc, ảnh, bài viêt, tư liệu... Nhưng may mắn là.

  • Tất cả ảnh mình đều upload lên facebook và flickr trước đó. nên bây h chỉ cần kéo nó xuống là xong.
  • Các file tài liệu đều đã được sys đến dropbox. Bây h cũng chỉ cần cài lại các phần mềm :)



Như vậy, ổ cứng tuy hỏng, nhiều dữ liệu mất nhưng những dữ liệu quý giá nhất vẫn còn. Thật là tuyệt vời :).

Nhân đây mình cũng chia sẻ với các bạn 1 vài mẹo.
  1. Bạn nên cài cho mình 1 phần mềm đồng bộ hóa, khuyên dùng: Dropbox, Google Drive. Nếu bạn là dân văn phòng, hoặc sinh viên, OneDrive là ưu tiên. OneDrive đồng bộ rất tốt với bộ sản phẩm office của microsoft. Ngoài ra, OneDrive còn hỗ trợ dung lượng khủng tới 25gb. đủ cho bạn lưu tẹt ga đứt xích.
  2. Với những album ảnh, nên tải lên các trang lưu trữ trực tuyến như Flickr, Google Photos, Imgur. Tất cả những trang này đều có chế độ: public, private nên thoải mái về độ riêng tư nhé;)

Bạn nên lưu tất cả các file tài liệu vào 1 thư mục trong phần mềm đồng bộ hóa. VD

thư mục dropbox của mình là: D:\Dropbox

vậy mình sẽ tạo trong thư mục này 1 vài thư mục con như: 
  1. D:\Dropbox\Tài liệu
  2. D:\Dropbox\Album ảnh
  3. D:\Dropbox\Project 
chẳng hạn, sau đó tạo shortcut ra ngoài desktop. Như vậy, sau này khi thao tác, chỉnh sửa, tất cả các file dữ liệu đều sẽ được đồng bộ hóa lên sever. khỏi lo mất điện đột ngột :))

Bài viết này mình viết hơi lủng củng, với mục đích chia sẻ là chính. Hi vọng nó sẽ hữu ích cho những ai cần đến nó :)

2 Nhận xét

  1. Thanks Hưng đã chia sẻ. Mình cũng có viết một bài viết giải thích về Cloud Computing trên blog của mình. có thể sẽ giúp đc người đọc dễ hình dung hơn. http://www.chuotvang.com/cloud-computing-la-gi/

    P/S: Hưng cũng làm bên IT à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hi, mình cũng làm trong ngành công nghệ. nhưng chắc ko phải dân IT vì ko được đào tạo bài bản :D

      Xóa

Đăng nhận xét

Mới hơn Cũ hơn