Công nghiệp phần mềm Việt Nam: Tìm lối ra trên thị trường toàn cầu


Gần đây tôi đọc được một số bài viết trên báo chí về việc bàn cách thúc đẩy CNTT Việt Nam nói chung, mà cụ thể là ngành Công nghệ phần mềm và nội dung số nói riêng như một mũi nhọn tương lai, khi mà công nghiệp phần cứng hiện tại chỉ đơn thuần lắp ráp và đã bị các nước khác bỏ xa. Nhìn một cách tổng quan, mọi thứ có vẻ như đang tăng trưởng đều đặn, do phần lớn nằm ở yếu tố số lượng. Tuy nhiên đứng ở góc độ doanh nghiệp hay những người trong ngành như chúng tôi, thì phần lớn mọi người có lẽ đang phải chịu một áp lực rất lớn về hướng phát triển tương lai của mình.

1. Các công ty gia công
Thỉnh thoảng tôi có trao đổi với một vài anh làm chủ doanh nghiệp gia công tầm trung bình nhỏ ở Việt Nam. Gần như tất cả đều đồng ý phần lớn những việc Việt Nam đang làm đều tập trung ở phân khúc thấp, rồi hợp đồng đặt gì làm nấy, có là đã mừng rồi chứ chưa chưa tập trung những thế mạnh chuyên biệt :). Chính vì vậy mà yếu tố cạnh tranh chỉ nằm ở yếu tố giá cả. Với chi phí bình quân đầu người hiện nay từ 1500-2000$, trừ đi các chi phí khác thì gần như lương còn lại cho lập trình viên khó có thể cao được. Điều này sẽ dẫn đến một lúc các công ty gia công sẽ khó thu hút được người giỏi, kẻ ra người vào thường xuyên, sống chờ thời và bế tắc trong hướng phát triển tầm xa của mình.


2. Các công ty dịch vụ online/nội dung số
Có lẽ hiện tại ngành này đang rơi vào khủng hoảng và tình hình còn kém hơn cả các công ty gia công. Ngoại trừ một số rất ít các công ty thành công thì phần lớn còn lại đều bế tắc trong việc tìm đầu ra và vẫn phải sống ngắc ngoải nhờ tiền đầu tư rót vào. Có lẽ khi IDG đầu tư vào Việt Nam, họ kỳ vọng thị trường Việt Nam sẽ có những bước tăng trưởng đột phá và bùng nổ như Trung Quốc, và điều này đã tạo ra một làn sóng dot-com vào năm 2006-2007. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, thị trường nội địa thực tế vẫn còn quá nhỏ. Đó là chưa kể bên cạnh sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các công ty toàn cầu, các công ty telcos đại gia còn tham vọng lấn sân và sẽ gây ra những sức ép còn lớn hơn nữa lên những công ty này.


3. Các công ty phần mềm nội địa
Thị trường phần mềm nội địa vẫn còn sơ khai, luật bản quyền chưa được thực thi chặt và nhận thức khách hàng tương đối thấp dẫn đến nguồn doanh thu trong lĩnh vực còn rất hạn chế. Với các công ty triển khai giải pháp thì vẫn phải trông chờ vào các hợp đồng và quan hệ, dễ dàng bị ảnh hưởng bất cứ lúc nào. Chính vì vậy mà tình trạng cũng dần dẫn đến như các công ty gia công, khó thu hút được người giỏi và bế tắc trong chiến lược phát triển tầm xa. Đó là chưa kể một khi thị trường đủ hấp dẫn, chắc chắn các đại gia nước ngoài sẽ ập vào và tạo ra một cuộc cạnh tranh khốc liệt, điển hình như lĩnh vực phần mềm bảo mật hiện nay. Và liệu với lợi thế thị trường nội địa, liệu các công ty Việt Nam sẽ cạnh tranh cách nào với các công ty thị trường toàn cầu ngoài yếu tố quan hệ và văn hóa đang ngày càng trở nên mong manh?

Đó là đứng ở góc độ doanh nghiệp, còn đứng ở góc độ một người làm trong lĩnh vực, một ví dụ cụ thể như lập trình viên. Chắc chắn khi đã phát triển đến một trình độ nào đó và va phải sự bế tắc ở trên, nếu có lựa chọn tôi tin chắc gần như mọi người sẽ chuyển sang một lĩnh vực khác triển vọng hay những công ty nước ngoài với nhiều lợi ích tốt hơn.

Do đó riêng bản thân tôi suy nghĩ, có lẽ đã đến các công ty CNTT Việt Nam cần phải có tư duy toàn cầu, nếu như muốn tiếp tục với những tham vọng vươn xa của mình. Sẽ có nhiều người nghĩ điều này khá viển vông nhưng cho dù thế nào thì có lẽ đó sẽ là lựa chọn duy nhất nếu như bạn không muốn mệt mỏi sống qua ngày và khả năng biến mất khỏi thị trường trước sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ khác trong tương lai. Tất nhiên điều này sẽ rất khó khi hầu hết các công ty nội địa đều chưa có kinh nghiệm quốc tế, nhưng tôi tin nếu có một số công ty tham vọng toàn cầu và làm thành công, chắc chắn đó sẽ là những điểm sáng để nhiều các công ty khác tiếp bước.

Nhắc tới vấn đề này, tự nhiên tôi nhớ lại hồi mình còn là học sinh cấp ba. Lúc đó chúng tôi vẫn còn suy nghĩ ngông cuồng của tuổi trẻ, nghĩ rằng chỉ cần quyết tâm mình sẽ có thể làm tất cả. Và rồi tôi và một số người bạn quên cái nhiệm vụ chính là học tập, lao đầu vào xây dựng 1 mạng lưới website lấy tên nhóm là HPT Groups ( haiphongteen, haiphongtoday, haiphongit ). Tôi nhận nhiệm vụ xây dựng và phát triển haiphongteen.info - 1 diễn đàn mà anh em nói là dành cho dân teen, vẫn còn rất mơ hồ về cách thức phát triển và cách kiếm lời. Chúng tôi định làm theo mô hình hihihehe ( !!! ). Và kèm theo đó là trang tin tức, diễn đàn. Đã có lúc trang của chúng tôi lên top alexa 500 của Việt Nam. Nhưng rồi, tiền không kiếm đuợc, tiền túi + công sức của anh em vẫn bỏ ra....Tuy nhiên sau đó do không có thời gian và chưa đủ độ chuyên nghiệp nên mọi thứ đã dần chìm vào quên lãng ( Hiện tại chỉ còn mình tôi develops những gì tàn tích còn lại từ thời đó, với mức độ nhởn nhơ, rong chơi, chú tâm vào làm thương mại điện tử, vì tôi hiểu ra, nếu tập trung cho cái TEEN thì khó kiếm tiền nếu như mình ko có được 1 dịch thật độc đáo, như Zing ). Từ lúc rời khỏi ghế cấp 3 ngày càng biết nhiều thứ, có vẻ tôi lại càng do dự trong những quyết định của mình. Thỉnh thoảng tôi ước gì mình lại có được sự ngông cuồng của 2 năm về trước, với xu thế di động ngày càng trở nên phổ biến, các kênh phân phối ứng dụng thị trường toàn cầu đang ngày càng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn bao giờ hết thì nếu tôi có được sự liều lĩnh dám nghĩ dám làm như hồi xưa thì rất có thể sẽ làm nên chuyện ^_^

Rồi tôi lại ...mơ về một tương lai xa hơn. Có thể xây dựng một phần mềm mã nguồn mở. chỉ cần bán được 1000 bản với giá vài đô-la, hay kiếm được một nguồn doanh thu không đáng là bao nhưng ít ra sẽ chứng tỏ được một điều rằng hướng đi này là triển vọng và các công ty CNTT nhỏ Việt Nam có khả năng hoạt động trên thị trường toàn cầu. Một khoản đầu tư lớn sẽ được rót vào để đẩy số lượng bán hàng lên 1 triệu bản/1 năm, khi thị số lượng thiết bị di động toàn cầu đang ngày càng trở nên phổ biến. Và với doanh thu ví dụ chỉ $3/bản thì doanh thu đã là 3 triệu USD /năm. Với tỉ suất lợi nhuận 50% và P/E triển vọng 50, thì giá trị công ty sẽ vào tầm 75 triệu USD. Và như vậy thì một công ty chỉ 20-30 người nhưng sẽ tạo nên một giá trị ngang ngửa với một tập đoàn công nghệ của Việt Nam, ví dụ như CMC với gần 2000 nhân viên hiện nay. Đó là chưa kể còn nhiều rất nhiều nguồn doanh thu khác từ lĩnh vực liên quan như gia công, hợp đồng giải pháp... một khi công ty đã có danh tiếng và chứng tỏ được thực lực của mình.

Tất nhiên sẽ còn rất nhiều ý kiến tranh cãi về ý tưởng "siêu thực" này. Tuy nhiên tôi tin tương lai thuộc về những người biết mơ ước và dũng cảm hành động ;). Và thực sự nếu điều này có thể xảy ra thì chắc chắn những người trẻ thế hệ 9x như chúng tôi sẽ giữ vai trò nòng cốt tiên phong. Nên dù thế nào cũng vẫn phải tiếp tục phấn đấu và chờ những tín hiệu tích cực trong tương lai gần sắp tới

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn