Tại sao không nên sử dụng OTT?

Dạo này tớ có hay nhắn tin với 1 số bạn bè, đương nhiên là nhắn tin bằng điện thoại. Có 1 số bạn đặt ra thắc mắc với tớ: Tại sao không sử dụng các phần mềm nhắn tin miễn phí như Zalo, Kakao, Wechat... Cũng định trả lời lâu rồi, nhưng vì nhiều người thắc mắc quá nên viết blog này chia sẻ với cả nhà.

OTT ( tên gốc là:  over - the - top content ), có thể tạm hiểu đây là những phần mềm, ứng dụng có dịch vụ nhắn tin, gọi điện hoặc cung cấp nội dung trên điện thoại di động. Có thể miễn phí hoặc thu phí. Trong khia cạnh bài viết này chỉ đề cập đến các phần mềm nhắn tin miễn phí như zalo, wechat, viber, line...

Zalo - 1 trong rất nhiều các OTT hiện nay / Nguồn ảnh: Google Images
Cũng xin nói trước, bản thân mình cũng đã sử dụng tương đối nhiều trong số các dịch vụ này cho mục đích test/kiểm tra. Dưới đây là 1 vài chia sẻ mang tính chất cá nhân, nhìn nhận từ khía cạnh user với tầm hiểu biết cá nhân:D Mang tính chất xui dại kích đểu nên không chịu trách nhiệm nếu có bất kì tổn thất nào nếu bạn làm theo nhá.

Điểm tiện dụng

Hầu hết các app (ứng dụng ) này đều có 1 giao diện đẹp đẽ, nhiều chức năng tiện dụng cho cả các user miễn phí và trả phí.

Miễn phí: Đây là tính năng nổi bật. Chỉ cần điện thoại kết nối wifi hoặc 3g. Thông thường để nhắn 1 tin với cước thuê bao bình thường ( bình thường chứ không phải SIM sinh viên hay học sinh và đăng ký bất cứ gói cước ngoài nào), người sử dụng sẽ mất tầm 200 vnd. Trong khi đó nhắn tin trên các app này là hoàn toàn miễn phí. Hãy thử tưởng tượng, mỗi tối bạn nhắn với người yêu tầm 100 tin = 20k, x với 1 tháng = 600k tiền điện thoại rồi. :(

Đấy là chưa kể gọi điện miễn phí qua viber, skype...

Tương thích với nhiều hệ điều hành, nhưng đối tượng sử dụng chủ yếu vẫn là smartphone như android, iOS...

........Nói chung là tiện

Điểm bất tiện, bất lợi và có hại

Hầu hết các thông tin như danh bạ liên hệ, số liên lạc đều được chia sẻ lên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ. Từ đó hoàn toàn có khả năng làm lộ thông tin cá nhân, mối quan hệ cá nhân, đối tác, khách hàng. Ví dụ: anh A, chị B, vợ 1, vợ 2, bồ nhí 1, bồ nhí 2...

Khá nhiều các dịch vụ này có 1 chức năng mà mình chẳng thích tẹo nào là check-in, nghĩa là bạn đi đâu, làm gì, nói chuyện với ai, nói cái gì đều được giữ logs trên các máy chủ kia. Thật tại hại cho đồng chí nào thích đi đêm :))

Một số app còn tai hại hơn ở chỗ tính năng kết bạn mà hoàn toàn không cần confirm. Nghĩa là nếu như facebook, 1 người kết bạn, bạn phải đồng ý thì người ta mới có thể nhận thông tin của bạn. Và hoàn toàn bạn biết để chặn. Đằng này không có bất cứ thông báo nào -> Dễ dàng bị người khác theo dõi

Và giả dụ như bạn không thích phần mềm đó nữa, tất cả các dữ liệu trên vẫn được lưu trữ trên server. Bạn chẳng thể nào xóa được tất cả các thông tin quan trọng đó.

Như trên đã nói, nội dung trao đổi, nói chuyện bị lưu lại. Đồng nghĩa với việc hoàn toàn có thể bị đọc nếu quy chế giám sát và an ninh của nhà cung cấp không thực sự tốt. Ví dụ như: Ai mới có quyền truy cập vào dữ liệu, và trong điều kiện cụ thể nào? Và giả dụ nếu thực sự bị lộ ra ngoài thì giải quyết như thế nào? ( nhiều apps hoàn toàn lập lờ vấn đề này ).

Mình ví dụ để lường độ nguy hiểm nhá: anh A yêu chị B, chuẩn bị làm đám cưới. Em trai chị B là anh C là 1 hacker, thấy a A sử dụng OTT liền thử thâm nhậm vào điện thoại, nặng hơn vào server xem ông anh rể tương lai của mình làm gì. Bỗng dưng hiện ra 1 list rau, hàng họ rồi bồ nhí thì sao. Vấn đề còn lại tự tưởng tượng nhá.

Hoặc giả dụ 1 người nổi tiếng nào đó sử dụng 1 phần mềm OTT, 1 fan cuồng vì hâm mộ nên đã hack điện thoại hi vọng kiếm vài hình làm kỉ niệm. Bỗng dưng kiếm được vài cái hình xxx hoặc chat xxx thì lúc đấy đẹp mặt.

Chắc đến đây sẽ có ý kiến rằng, google, facebook hay email cũng đều lưu logs lại. Nhưng hãy nhìn lại bên trên, các dịch vụ trên đều có 1 tos rõ ràng, quy định, điều khoản rất rõ ràng. Còn phần lớp apps thì lại rất mập mờ chuyện này.

Thêm nữa, nội dung bài viết này chỉ so sánh giữa các phần mềm OTT và những chức năng cơ bản (nghe, gọi, nhắn tin) của điện thoại. Không lấn sân sang việc so sánh cách dịch vụ dotcom khác :).

Kết

Trên đây chỉ là 1 vài chia sẻ dựa trên cái hiểu biết sơ sơ của mình về OTT cũng như phương thức hoạt động của nó. Và cũng để thanh minh việc mình thà tốn tiền còn hơn cài 1 apps. Túm lại thì đây là 1 blog mang tính chất cãi cùi và biện bạch không hơn không kém. Và tất cả đều xuất phát từ quan điểm dựa trên độ hiểu biết của cá nhân. Nếu bạn cảm thấy điểm nào chưa thỏa đáng và bất hợp lý, hãy comment ở khung bên dưới nhé :x

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn