1 vài suy nghĩ khi đọc "Cùng Viết Hiến Pháp"

Hôm nay tình cờ được biết đến trang web “Cùng Viết Hiến Pháp” do giáo sư Ngô Bảo Châu, giáo sư Đàm Thanh Sơn và  PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn khởi xướng, đọc qua lời phi lộ và chợt giận ra rằng, có lẽ lần duy nhất trong đời cho đến lúc này, cái thứ mà mình đọc được đầy đủ có tên là "văn bản luật", có lẽ là cái hôm đọc để làm bài test bằng lái xe.......! Ngoài ra thì mình không thể nào nhớ được rõ ràng lần đọc, hoặc được học nào khác về cái gọi là luật cả! ( Mấy khái niệm luật trong sách đạo đức không thể là văn bản luật ).



Thậm chí, ngay lúc viết blog này đây thì trước đó, mình chưa bao giờ có ý định sẽ đi tìm văn bản hiến pháp, luật về để đọc, để ko vi phạm luật cả! Mới chỉ nghe đến từ hiến pháp, chứ chưa bao h được đọc cái hiến pháp. Nghĩa là, biết rằng nó có tồn tại, nhưng thực chất thì chẳng biết nội dung nó ra sao, như thế nào, gồm những cái gì cả!!!

Vậy, hóa ra nó lại tréo nghoe ở chỗ, rõ ràng mình chẳng biết tí gì về hiến pháp ( ngoài sự tồn tại ở bên trên ). Ở đời, cái gì mà không có thực chất, chỉ có hình thức thì sự tồn tại của nó có cũng như không mà thôi. Vậy hóa ra, cái hiến pháp này, với mình, sự tồn tại của nó cũng không quan trọng???

Sau 1 hồi, suy nghĩ, nhờ bác google, lại là google, có tìm được vài link liên quan đến hiến pháp, thêm đó, ngồi lì mấy tiếng đồng hồ để đọc những bài viết trong trang web hienphap.net thì nhận ra vài điều. Theo đó, về lý thuyết, ở 1 số nước, ở một số nước, Hiến pháp là bộ luật gốc, từ đó tạo sinh ra nhà nước, mô hình và cách thức vận hành cái nhà nước ấy. Ở những nước này Hiến pháp là tối quan trọng.

Nhưng cũng có những nhà nước, mà ở nhà nước đó, nếu thích họ có thể tự soạn và ban hành hiến pháp bất cứ lúc nào. Và đương nhiên ở những nước như vậy, Hiến pháp đúng là không có vai trò gì lớn lao cả...!!!


Hiến pháp không tự nhiên sinh ra, mà phải có ai đó viết. Hiến Pháp cũng không phải là một văn bản tập hợp các quy tắc gốc vô hồn, mà đằng sau nó phải có tinh thần, có chủ thuyết của những người lập ra hiến pháp. Hay nói theo kiểu Steve Jobs, Hiến Pháp là một sản phẩm mà đằng sau nó có triết lý (philosophy) của người làm ra nó. Philosophy có gốc là hai chữ Hy Lạp: philein và sophian. Chữ philein nghĩa là ước vọng, sophian là cái chân-thiện. Hiến-Pháp tốt đương nhiên phải có đạo lý sâu rộng ở phía sau văn bản ngữ nghĩa.

Bản Hiến pháp được coi là mẫu mực của thế giới, cũng đồng thời là hiến pháp thành văn đầu tiên, là hiến pháp Hoa Kỳ. Đây cũng là bản hiến pháp ngắn gọn nhất thế giới khi chỉ có 7 điều và 27 tu chính án (7 điều và 27 điểm sửa chữa bổ sung).

Bản Hiến pháp Hoa Kỳ ra đời năm 1787 và tồn tại đến tận bây giờ.

Chủ thuyết của Hiến pháp Hoa kỳ, như GS Wendy N Duong tóm tắt ở bài viết “Tổng quan về Hiến pháp Hoa Kì” rất đơn giản: (i) phân quyền lực (mối quan hệ giữa ba nhánh của chính phủ), (ii) chủ thuyết liên bang (mối quan hệ giữa chính phủ quốc gia trung ương và chính phủ các tiểu bang), (iii) cơ chế toà án bảo hiến ( cơ chế mà qua đó Hiến pháp được hiểu, áp dụng và tôn trọng), và (iv) Bản Tuyên ngôn Quyền (nói lên mối quan hệ giữa chính phủ và cá nhân).


Phải chăng vẫn có cách để một Hiến pháp do nhà nước tạo ra, mà sau này hiến pháp ấy vẫn có thể tạo sinh vận hành ngược được nhà nước?

+ Hiến pháp sửa đổi sẽ mở ra cách để đưa mô hình Nhà nước vận hành bằng nghị quyết của TW Đảng trở thành mô hình Nhà nước pháp quyền? Sẽ có một giải pháp nào đó để “nghị viện hóa” hoạt động của TW Đảng: ví dụ biến TW Đảng thành Thượng viện, nơi các Thượng nghị sỹ là TW Ủy viên đến từ địa phương và nội các. Tổng bí thư làm chủ tịch thượng viện. Các ban nội chính, ban kinh tế …trở thành các tiểu ban của thượng viện. Ở đó các Thượng nghị sỹ – TW ủy viên có nhiệm kỳ 6 năm, được bầu 2 năm một lần, một phần ba được bầu lại, hai phần ba lưu nhiệm. Còn Quốc hội hiện nay trở thành Hạ viện, hai năm thay đồng loạt một lần. Sẽ đến lúc nào đó, các thượng nghị sỹ có thể đến từ một đảng bất kỳ, hoặc không từ đảng phái nào, mà hiến pháp sẽ không cần phải sửa đổi. Hay lúc đó chủ tịch thượng viện không nhất thiết phải là tổng bí thư nữa. (Xem Hiến pháp Hoa Kỳ kèm chú thích).

+ Hiến pháp sửa đổi sẽ đón nhận vào trong mình tinh thần chủ nghĩa hợp hiến? Chủ nghĩa hợp hiến (constitutionalism) hay còn gọi là Hiến pháp trị có nghĩa là quyền lực của những người lãnh đạo và của các cơ quan chính quyền phải được hạn chế. Chủ nghĩa hợp hiến, như một chủ thuyết về chính trị hay về luật pháp, nói về một chính quyền mà nhiệm vụ trước hết là nhằm phục vụ cho toàn thể mọi người và bảo vệ quyền cá nhân. Sẽ có giải pháp khả thi nào đó để đặt vào tay Chủ tịch nước quyền lực của tòa án tối cao, trong đó có nhữn thẩm phán tối cao do chính chủ tịch nước đương nhiệm hoặc các chủ tịch nước nhiệm kỳ trước bổ nhiệm, giống như Tổng thống Mỹ bổ nhiệm thẩm phán tối cao và các vị thẩm phán này không về hưu. Để tòa án tối cao này làm tòa bảo hiến, diễn giải và thực thi hiến pháp. (Xem Hiến pháp Hoa Kỳ kèm chú thích).

Tất cả những điều này không một cá nhân, một nhóm người nào có thể tự nghĩ ra được. Vẫn phải cần một hội nghị lập hiến chính thống, nghiêm túc, mà ở đó những nhà lập hiến ngồi với nhau, tranh luận với nhau và cùng viết. Để bản Hiến pháp mà họ viết ra khôngchỉ là một bản hiến pháp lời hay ý đẹp, mà còn phải viết để làm sao ngay khi nó được thông qua, nó sẽ lập tức đi vào cuộc sống, thực sự vận hành nhà nước và xã hội, và tất nhiên là nó sẽ tồn tại cả vài trăm năm mà rất ít cần sửa đổi.

Và trang web hienphap.net, được sáng lập bởi 3 giáo sư uy tín có lẽ cũng là 1 cách để "Cùng Viết Hiến Pháp"....

Blog này không phải bàn luận về chính trị, quốc gia, hay về luật pháp và hiến pháp. Mình cũng không có tham vọng "Cùng viết hiến pháp" vì mình chưa đủ tầm, chưa đủ trải nghiệm chuyện đời. Nhưng nó là 1 suy nghĩ. Và sau blog này, mình sẽ dành thời gian đọc 1 số văn bản luật, được nhiên là từ trang thông tin của bộ tư pháp: http://moj.gov.vn/

Post a Comment

Mới hơn Cũ hơn